Không đi vệ sinh trong một tuần có nguy cơ mắc trĩ

Trĩ là căn bệnh theo dân gian còn gọi là dòi lom, bệnh trĩ hình thành do dãn nở quá mức các mạch máu hay tĩnh mạch ở trĩ, khu vực hậu môn đang chịu tổn thường từ một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ bị phồng lên theo mãn tính, búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên, nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn gọi là trĩ nội; búi trĩ nằm ở tĩnh mạch trĩ dưới, nằm ở hậu môn gọi là trĩ ngoại.

hình ảnh bệnh trĩ

Khi mắc trĩ, dấu hiệu phổ biến thường thấy là đi ngoài ra máu nhiều (thường là máu đỏ tươi), búi trĩ sẽ to lên và sa ra ngoài, lúc đầu hiện tượng búi trĩ chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng sau đó sẽ xảy ra liên tục như khi chạy, hắt hơi, ho hoặc đứng lâu, cũng làm búi trĩ sa ra ngoài, không thể tự động co vào hậu môn, phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới vào trong hậu môn, hoặc khi cơ thể ở tư thế nằm thẳng, máu chảy ít khi đi đại tiện hoặc không chảy máu.

Do vậy, nếu như bạn chỉ không đi vệ sinh được trong 1 tuần thì chưa đủ dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trĩ. Bạn nên theo dõi tình trạng “không đi vệ sinh” được của bạn diễn ra như thế nào, có kèm theo các triệu chứng khác không? Như đi ngoài ra máu, trong quá trình đi có gặp các khó khăn nào không? Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn để cải thiện tình trạng rối loạn “đi vệ sinh” của bạn.

hình ảnh bệnh trĩ

Nếu có các dấu hiệu phổ biến trên phải làm như thế nào?

Nếu có các dấu hiệu phổ biến về trĩ, bạn nên đến các bệnh viện lớn khám và để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn đang ở giai đoạn nào để có hướng dẫn sử dụng thuốc trị trĩ thích hợp hay bằng một phương pháp khác. Dù là bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên không nên coi nhẹ bệnh mà không tìm phương pháp hay thuốc điều trị trĩ thích hợp. Vì lúc đó tình trạng giãn và phồng các tĩnh mạch ở hậu môn đã bắt đầu thay đổi bất thường, lâu ngày bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hằng ngày, công việc và sinh hoạt của người bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên như: viêm đại tràng mãn tính, táo bón,… nên hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bạn nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ và đặc biệt phải giữ gìn vệ sinh cá nhân (đặc biệt là khu vực hậu môn)

Published
Categorized as Journal